Nồng Độ Glucose Trong Máu Của Người Bình Thường

Theo dõi chỉ số đường huyết là việc làm rất quan trọng giúp bạn phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu cần cảnh giác với bệnh tiểu đường? 

Chỉ số đường huyết là gì?


*

Đường huyết là lượng đường (glucose) trong máu. Chỉ số đường huyết viết tắt là Gl (glycemic index) phản ánh nồng độ đường (glucose) có trong máu thường được đo bằng đơn vị mmol/dl. 

Đường (glucose) trong máu đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh và tổ chức não bộ

Đường (glucose) cung cấp năng lượng cho tổ chức não, hệ thần kinh để chúng hoạt động giúp chúng ta hoạt động và làm việc trong mỗi ngày. Đường (glucose) được enzyme phân tách là nguồn động lực để cơ thể sản sinh ra lượng lớn insulin – chất kích thích sự thèm ăn và mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.Đường (glucose) sau khi cung cấp đầy đủ cho cơ thể, lượng còn lại sẽ chuyển hóa thành glycogen dự trữ tại gan - được ví như kho lương thực, sẽ được sử dụng khi cơ thể bạn chưa kịp cung cấp nguồn năng lượng mới. 

Chỉ số đường huyết ở người bình thường là bao nhiêu?


*

Ở người bình thường chỉ số đường huyết đo vào 3 thời điểm trước khi đi ngủ, lúc đói, sau khi ăn ở mức sau là bình thường: 

Đường huyết trước khi đi ngủ: từ 110-150 mg/dLĐường huyết lúc đói: 70-92 mg/dLĐường huyết sau khi ăn: 120mg/dL 

Lượng đường trong máu thường tăng sau khi ăn, sau đó giảm xuống vài giờ sau khi insulin di chuyển glucose vào các tế bào. 

Nếu chỉ số đường huyết của bạn trên 200mg/dL sau bữa ăn 2 giờ hoặc trên 125 mg/dL khi nhịn ăn là cao và được gọi là tăng đường huyết. 

Người có chỉ số đường huyết cao thường dễ mắc bệnh tiểu đường. Do đó việc duy trì nồng độ glucose gần mức bình thường là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh. 

Có nhiều lý do khiến lượng đường huyết của bạn tăng lên như:

Ăn nhiều đồ ngọtCăng thẳng (stress)Ít vận độngMột số bệnh lý khác,...

Bạn đang xem: Nồng Độ Glucose Trong Máu Của Người Bình Thường

Cơ thể tự điều chỉnh lượng đường huyết bằng cách nào? 

Cơ thể sẽ tự điều chỉnh lượng đường huyết để cố gắng duy trì chúng ở mức ổn định bằng cách: Sau mỗi bữa ăn, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme sẽ bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ sản xuất hormone insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang tăng. 

Ở một số người, tuyến tụy hoạt động sai cách hoặc không thực hiện đúng nhiệm vụ cần phải làm. Do đó không sản xuất ra insulin như bình thường để đối phó với lượng glucose đã dung nạp vào bên trong cơ thể, khiến chỉ số đường huyết tăng cao. 

Một số khác xảy ra tình trạng kháng insulin. Tức là tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường và sản xuất ra insulin nhưng gan lại không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp dẫn tới tăng lượng đường huyết trong máu. (Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết). 

Chỉ số đường huyết cao bao nhiêu cảnh báo bệnh tiểu đường? 


*

Nếu chỉ số đường huyết đo ở 3 thời điểm trước khi đi ngủ, lúc đói, sau khi ăn vượt ngưỡng cho phép như trên, là dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao, có thể gây bệnh tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường gồm 2 loại: 

Tiểu đường type 1: do cơ thể không có đủ insulin nên hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào của tuyến tụy - nơi sản xuất insulin.Tiểu đường type 2: do các tế bào không đáp ứng với insulin như bình thường. Tuyến tụy phải tạo ra càng nhiều insulin hơn để di chuyển glucose vào các tế bào. Cuối cùng, tuyến tụy bị tổn thương và không thể tạo ra đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Chỉ số đường huyết cao trong một thời gian dài có thể làm hỏng các mạch mang máu dẫn oxy đến các cơ quan. Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc:

Bệnh tim, đau tim và đột quỵ;Bệnh thận;Tổn thương thần kinh;Bệnh mắt (bệnh võng mạc).

Xem thêm: Hướng Dẫn Cạo Lông Vùng Kín : 13 Bước (Kèm Ảnh), Hướng Dẫn Cách Cạo Lông Vùng Kín Tại Nhà An Toàn

Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc đều đặn để giữ mức đường huyết ở mức ổn định và ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.

Chỉ số đường huyết thấp có sao không?

Nếu chỉ số đường huyết xuống thấp dưới mức 70 mg/dL thì được gọi là hạ đường huyết. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu,.. Khi đó cần có biện pháp xử trí ngay để làm tăng lượng đường huyết trong máu lên mức ổn định. 

Kiểm tra nồng độ glucose trong máu bằng cách nào? 

Kiểm tra nồng độ glucose trong máu là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần duy trì thói quen này hàng ngày. 

Hiện nay, xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số đường huyết rất phổ biến. Các bác sĩ sẽ dùng một cây kim nhỏ - gọi là lưỡi trích (lancet), để chích vào đầu ngón tay của bạn, sau đó nhỏ một giọt máu vào que thử. Đưa que thử vào máy theo hướng dẫn để đo lượng đường trong máu. Kết quả thường hiển thị trên màn hình điện tử trong khoảng thời gian ngắn khoảng 20 giây.

Sau đó căn cứ vào kết quả xét nghiệm trên các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, tư vấn cho bạn cách xử trí để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần có phác đồ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.